Tiến sĩ Luật kinh tế

Mục tiêu chung (General Objectives)

Chương trình đào tạo Tiến sĩ Luật Kinh tế của UEH đặt mục tiêu đào tạo đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học có trình độ cao về luật kinh tế. Nghiên cứu sinh được trang bị kiến thức và kỹ năng để trở thành những nhà nghiên cứu độc lập, sáng tạo, có khả năng phát hiện và luận giải những vấn đề mới trong lý luận và thực tiễn thuộc lĩnh vực chuyên môn. Bên cạnh đó, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, nghiên cứu sinh còn có khả năng tham gia vào quá trình hoạch định, xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về kinh tế của Nhà nước trong bối cảnh hội nhập.

Mục tiêu cụ thể (Program Objectives)

Chương trình đào tạo Tiến sĩ Luật Kinh tế đặt mục tiêu trang bị cho nghiên cứu sinh:

  • Hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến, cập nhật và toàn diện về luật kinh tế, giúp nghiên cứu sinh nắm vững và có khả năng phân tích, bình luận, đánh giá các quan điểm, xu hướng đương đại về luật kinh tế, từ đó có thể luận giải và dự báo những vấn đề mới trong lĩnh vực luật kinh tế ở Việt Nam và trên thế giới;
  • Phương pháp tư duy, nghiên cứu độc lập, sáng tạo, giúp nghiên cứu sinh giải quyết các vấn đề khoa học liên quan đến lĩnh vực chuyên môn và các vấn đề do thực tiễn đòi hỏi;
  • Khả năng xây dựng mạng lưới nghiên cứu, tổ chức hoạt động nghiên cứu và hướng dẫn chuyên môn trong lĩnh vực luật kinh tế;
  • Năng lực nghiên cứu, giảng dạy và tranh biện học thuật các vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực luật kinh tế;
  • Khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá và giải quyết những vấn đề mới để đáp ứng nhu cầu công việc tại cơ sở nghiên cứu-đào tạo, các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp.

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (Program Learning Outcomes – PLOs level 2 – Chuẩn đầu ra cấp 2)

Chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo (Program Learning Outcomes)

Học viên tốt nghiệp ngành Luật (chương trình Tiến sĩ Luật Kinh tế) đạt được các chuẩn đầu ra sau:

Chuẩn đầu ra Kiến thức (Knowledge)

–        PLO 1.1: Áp dụng được hệ thống kiến thức, giá trị cốt lõi, nguyên lý, học thuyết nền tảng thuộc lĩnh vực luật kinh tế;

–        PLO 1.2: Phân tích và đánh giá được hệ thống pháp luật về kinh tế trong bối cảnh toàn cầu và nhiều thay đổi dựa trên cách tiếp cận liên ngành;

–        PLO 1.3: Áp dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý vào hoạt động nghiên cứu khoa học để phát triển tri thức mới trong lĩnh vực pháp luật kinh tế;

–        PLO 1.4: Làm chủ và sáng tạo kiến thức tiên tiến, chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu của luận án.

Chuẩn đầu ra Kỹ năng (Skills)

–        PLO 2.1: Hiểu sâu sắc các lý thuyết khoa học, phương pháp nghiên cứu, công cụ phục vụ nghiên cứu và vận dụng thành thạo các phương pháp, công cụ này vào thực hiện các công trình nghiên cứu nhằm tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn cho lĩnh vực luật kinh tế;

–        PLO 2.2: Phát hiện, phân tích và giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực luật kinh tế và đưa ra những hướng xử lý một cách sáng tạo, độc đáo;

–        PLO 2.3: Thành thạo trong đề xuất các đề tài khoa học, chủ trì hoặc tham gia thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, thiết lập mạng lưới nghiên cứu về luật kinh tế giữa các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước;

–        PLO 2.4: Thành thạo trong thảo luận, trình bày kết quả nghiên cứu tại các diễn đàn khoa học trong nước và quốc tế, công bố kết quả nghiên cứu về luật kinh tế và các lĩnh vực pháp luật liên ngành;

–        PLO 2.5: Thành thạo trong phản biện phục vụ hoạt động phân tích, đánh giá chính sách và đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới lĩnh vực chuyên môn.

Chuẩn đầu ra Mức độ tự chủ và trách nhiệm (Autonomy and Responsibility)

–     PLO 3.1: Coi trọng giá trị của hoạt động nghiên cứu và sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực luật kinh tế; coi trọng tính liêm chính trong hoạt động khoa học;

–        PLO 3.2: Tiếp thu các ý tưởng, góc nhìn mới về các vấn đề thuộc lĩnh vực luật kinh tế khi hoàn cảnh đòi hỏi;

–        PLO 3.3: Coi trọng tính tự chủ trong nghiên cứu khoa học, có khả năng tự định hướng và dẫn dắt người khác trong hoạt động khoa học;

–        PLO 3.4: Sáng tạo trong xử lý vấn đề, có khả năng ra phán quyết, quyết định mang tính chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn;

–        PLO 3.5: Có tinh thần tiếp thu ý kiến phản biện trong học tập và nghiên cứu khoa học để phát triển tri thức chuyên nghiệp, làm giàu kinh nghiệm và sáng tạo ra ý tưởng mới, quá trình mới.

 

Ganas69 Uber77 Gacor77